Our Blog

Ngành hàng cà phê Việt Nam mùa vụ 2014/15 và một số dự báo - Phần 1

Ngành hàng cà phê Việt Nam mùa vụ 2014/15 và một số dự báo - Phần 1




Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước là 500.000 ha nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 ước tính vào khoảng 653.000 ha, tăng 2% so với năm 2013 (633.000 ha). Tuy nhiên, thực tế diện tích gieo trồng có thể vượt quá 660.000 ha. Sản xuất cà phê nước ta tăng đều đặn trong vòng 3 năm gần đây (tham khảo hình 1 và bảng 1 bên dưới) do 5 yếu tố chính: (1) việc mở rộng diện tích trồng cà phê; (2) thời tiết tương đối thuận lợi (đặc biệt là vụ thu 2013); (3) việc nâng cao hiểu biết và tăng vốn đầu tư của người nông dân như cải thiện kỹ thuật trồng trọt, thủy lợi hợp lý, sử dụng phân bón thích hợp; (4) sử dụng các giống cây mới cho năng suất cao và kháng bệnh gỉ sắt; (5) giá xuất trại và giá xuất khẩu ổn định, tạo động lực cho người nông dân mở rộng diện tích và thay thế cây cà phê già cỗi.

Từ tình hình thực tế, Mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của FAS/USDA đã điều chỉnh dự báo ban đầu về sản lượng cà phê mùa vụ 2014/15 của nước ta lên 29.2 triệu bao tương đương 1,75 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước. Với sản lượng như vậy dự báo nguồn hàng cà phê xuất khẩu nước ta năm nay tương đối lớn, được FAS USDA dự báo là 28 triệu bao, tương đương 1,68 triệu tấn, tăng 8% so với mùa vụ trước do nguồn cung xuất khẩu cao, giá cà phê thế giới tăng ngay từ đầu mùa vụ và sự phát triển không ngừng của ngành cà phê hoà tan nước ta.

Cũng theo FAS USDA, sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 ước tính là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), xuất khẩu tăng nhẹ lên 25,9 triệu bao (tương đương 1,56 triệu tấn) do nguồn cung xuất khẩu tăng đặc biệt là cà phê hoà tan.

Tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh nhờ chiến lược marketing rầm rộ của các nhà sản xuất nội địa. FAS/USDA vẫn giữ mức dự báo về tiêu thụ cà phê trong nước mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao (tương đương 120.000 tấn), mùa vụ 2014/15 là 2,08 triệu bao (tương đương 125.000 tấn) với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4%.

Sản xuất:

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại một số khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT các tỉnh, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 có thể lên tới 653.000 ha (tham khảo hình 2, bảng 2), tăng 2% so với năm 2013 (613.000 tấn). Các tỉnh Dak Lak, Gia Lai và Lâm Đồng tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta. Năm 2014, diện tích trồng cà phê Arabica tại Lâm Đồng, Sơn La và Quảng Trị ước tính khoảng 45.000 ha, chiếm 7% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước.

Một số nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cho biết thời tiết thuận lợi sẽ giúp cây cà phê trong mùa vụ 2014/15 phát triển, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum) lượng mưa vẫn thuận lợi từ giữa tháng tư. Dự báo ban đầu của FAS/USDA cho biết sản lượng cà phê hạt nước ta mùa vụ 2014/15 vào khoảng 1,75 nghìn tấn (tương đương 29,2 triệu bao) do sản lượng bổ sung từ các vùng cà phê mới đã bù đắp việc giảm năng suất tại các vùng năng suất thấp và trồng cây lâu năm và tại các vùng trồng cà phê Arabica phía Bắc nước ta do ảnh hưởng bởi đợt lạnh kéo dài từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014. FAS/USDA vẫn duy trì số liệu ước tính về tổng sản lượng cà phê xanh nước ta mùa vụ 2013/14 là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), cà phê Arabica là 70 nghìn tấn.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, tại các khu vực chính, người nông dân đã và đang thay thế các giống cây năng suất thấp và lâu năm với tỷ lệ từ 10%-15% tổng diện tích gieo trồng của mình để duy trì hoạt động sản xuất và ổn định thu nhập hàng năm.

Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam
San_luong_ca_phe_VN_2013-14
Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước 

Bảng 1: Sản lượng cà phê theo mùa vụ (Tháng 10-Tháng 9)

Mùa vụ
2012/13
Mùa vụ 2013/14
(ước tính)
Mùa vụ 2014/15
(dự báo)
Thời gian bắt đầu
Tháng 10 năm 2012
Tháng 10 năm 2013
Tháng 10 năm 2014
Sản lượng
(cà phê nhân xanh, nghìn tấn)
1.590
1.740
1.750
Năng suất trung bình (tấn/ha)
2,47
2,68
2,65

Hình 2: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014
dien_tich_trong_ca_phe_chinh_VN_2014
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Province
Năm 2013
Năm 2014
Mục tiêu tới năm 2020
Dak Lak
207.152
210.000
170.000
Lâm Đồng
151.565
153.432
135.000
Dak Nông
122.278
122.278
69.000
Gia Lai
77.627
78.030
73.000
Dồng Nai
20.000
20.800
13.000
Bình Phước
14.938
15.646
8.000
Kontum
12.158
13.381
12.500
Bà Rịa Vũng Tàu
7.071
15.000
5.000
Sơn La
9.000
10.650
5.000
Quảng Trị
5.050
5.050
5.000
Điện Biên
3.385
3.385
4.500
Các khu vực khác
5.700
5.700
-
Tổng
635.924
653.352
500.000
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (theo niên lịch)
dien_tich_va_san_luong_ca_phe_2005-2014
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS/USDA

Ảnh cây cà phê khi thu hoạch mùa vụ 2013/2014
Anh_cay_ca_phe_khi_thu_hoach_mua_vu_2013-14
Nguồn: Thương nhân tại tỉnh Lâm Đồng 

Ảnh cây cà phê tại các vùng trồng chính tháng 4 năm 2014
Anh_cay_ca_phe_tai_cac_vung_trong_chinh_thang_4_2014
Nguồn: FAS/USDA, Thương nhân

Ảnh các giống cà phê do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cung cấp
Anh_cac_giong_cay_ca_phe_do_WASI_cung_cap
Nguồn: FAS/USDA 

Tiêu thụ:

Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Văn hóa cà phê và các cửa hàng bán lẻ cà phê tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam với sự xuất hiện của các hãng cà phê lớn như Starbucks, Gloria Jeans, Illy Café và The Coffee Bean & Tea Leaf, McCafe (McDonald’s), Dunkin Donuts. Mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ cà phê có nguồn gốc của Việt Nam nhưng sự tồn tại của những thương hiệu trên đã kích thích sự cạnh tranh và chất lượng dịch vụ của các thương hiệu trong nước như Trung Nguyên, Highlands và Vinacafe. Các thương hiệu quốc tế cũng mang đến phong cách thưởng thức cà phê kiểu mới (xay tại chỗ và cà phê take away). Ngoài ra, bán bánh kèm cà phê cũng là loại hình kinh doanh đang khá thịnh hành tại Việt Nam như Paris Baguette Café, Tour les Jours, và Givral.

Từ đầu năm đến nay, hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và các thành viên đã tổ chức rất nhiều sự kiện uống thử cà phê nhằm quảng bá các thương hiệu cà phê của các nhà sản xuất trong nước và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.

Khoảng 2/3 cà phê tiêu thụ trong nước là cà phê rang và cà phê xay; 1/3 còn lại là cà phê hoà tan. Tiêu thụ cà phê hoà tan tăng đáng kể đóng góp vào tổng tiêu thụ cà phê nước ta do giới trẻ, dân thành thị ưa thích sử dụng cà phê on-the-go hơn là ngồi uống cà phê phin truyền thống.

FAS/USDA đưa ra mức dự báo ban đầu về tiêu thụ cà phê trong nước mùa vụ 2014/15 là 2,1 triệu bao (tương đương 125.000 tấn), tăng 4% so với mùa vụ trước; đồng thời ước tính số liệu mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao (tương đương 120.000 tấn). (Còn nữa)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.