Cà phê châu Á: Mức trừ lùi của Việt Nam nới rộng, mưa làm chậm vụ thu hoạch
Nguồn cung cà phê mới từ vụ thu hoạch 2016/17 của Việt Nam vẫn chưa tăng và mức trừ lùi nới rộng chút ít, trong khi sự chênh lệch của cà phê Indonesia thay đổi ít so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1.
thị trường cà phê |
Thời tiết vẫn nhiều mây tại vành đai cà phê Tây Nguyên trong tuần này.
Đỗ Hà Nam, tổng giám đốc Intimex tại Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Reuters “mưa vẫn kéo dài và vụ thu hoạch được dự kiến lên đỉnh điểm từ cuối tháng 11”. Ông Nam cũng là chủ tịch của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa).
Công ty Intimex đã xuất khẩu 500.000 tấn trong năm niên vụ 2015/16, cao hơn nhiều so với 332.000 tấn đã xuất khẩu bởi đối thủ Indonesia trong cả năm 2015, đánh dấu là công ty xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới.
Ông Nam cho biết “khối lượng đã bán ra cho đến nay không nhiều, trong khi có khả năng vắng giao hàng của nông dân bởi giá gần đây tăng khi họ đã bán ở mức giá thấp hơn”.
Robusta đứng ở mức 44,5 – 44,7 triệu đồng (1.993 – 2.002 USD)/tấn trong hôm 3/11 tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê hàng đầu của Việt Nam, giảm từ 44,6 – 44,9 triệu đồng trong hôm 1/11.
Theo ông Nam nhiều nông dân đã bán cà phê vụ mới của họ khi giá đạt 40 triệu đồng/tấn vào giữa tháng 9.
Sự vắng mặt như vậy ở các thị trường trong nước là không bình thường nhưng điều này có thể cản trở việc gom hàng của các nhà xuất khẩu trước khi vụ thu hoạch đạt đỉnh điểm.
Trước đó ông Nam cho biết việc đạt đỉnh điểm vụ thu hoạch muộn có thể giảm nguồn cung cấp đến tháng 1/2017 trong khi sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 của Việt Nam có thể giảm 10-20%.
Cà phê robusta loại 2 của Việt Nam được giao dịch ở mức trừ lùi 40 – 60 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE từ mức trừ lùi 50 – 60 USD/tấn hồi đầu tuần.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 1 đóng cửa hôm 2/11 tăng 0,3% lên 2.164 USD/tấn.
Cà phê loại 1 của Việt Nam tương tự cà phê Sumatran đứng ở mức trừ lủi 10 USD/tấn so với mức trừ lủi 5 USD một tuần trước.
Tại Indonesia, khối lượng cà phê đã bán trên thị trường này được mua chủ yếu bởi các nhà rang xay trong nước, trong khi giá robusta tăng gần 6% trong tháng qua lên 27.000 rupiah/kg sau khi vụ thu hoạch kết thúc.
Cà phê robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết của Indonesia đứng ngang với hợp đồng cà phê kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE. Cà phê này được chào ở mức trừ lủi 120 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE. Tuần trước cà phê này được chào từ ngang giá tới mức cộng 5 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1.
Nguồn: VITIC/Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét