Our Blog

Hiệu quả bước đầu của mô hình tái canh cà phê

Hiệu quả bước đầu của mô hình tái canh cà phê


Cải tạo vườn tạp, vườn cà phê kém chất lượng bằng cách chiết ghép, chăm sóc khoa học  là cách mà người dân trồng cà phê ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đang làm đen lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện ở tổ 6 xã Trà Đa có 11ha cà phê được trồng từ năm 1996. Qua nhiều năm kinh doanh, một số cây cà phê đã già cỗi và cho năng suất kém. Năm 2012, thành phố Pleiku triển khai mô hình tái canh cà phê, ông đã đăng ký nhận giống cà phê tái canh cả cây thực sinh và cây ghép và tiến hành thay thế dần diện tích cây cà phê già cỗi. Trung bình mỗi năm ông Thiện tái canh từ ba đến năm trăm cây cà phê.

Ông Nguyễn Văn Thiện – xã Trà Đa- Thành phố Pleiku- Gia Lai cho biết, cà phê tái canh của thành phố đưa về đây chúng tôi rất tin tưởng vào giống cây này. Vì cho đến năm nay, tôi đã có những diện tích thu kinh doanh và thu bói, tôi ghi nhận năng suất rất cao vì giữa các chùm trái nó bó, cành khít nhau, bộ cành nó ra tất đều và đẹp. Năng suất ban đầu chúng tôi cảm thấy hài lòng và chúng tôi rất tin tưởng vào giống cà phê này.

Trên địa bàn thành phố Pleiku có hơn 3.500 ha cà phê. Trong đó có hơn 2200 ha già cỗi, kém hiệu quả. Từ năm  2012 đến nay, tại 21 xã phường trên địa bàn thành phố đã tái canh được 252 ha cà phê với gần 350.000 cây cà phê.

Ngoài ra, trong năm 2016, người dân trên điạ bàn đăng kí mua thêm hơn 70.000 cây cà phê tái canh trong đó có hơn 2.500 cây ghép. Tổng kinh phí triển khai mô hình từ năm 2012 đến nay trên 2 tỷ đồng trong đó nhà nước hỗ trợ 662 triệu đồng. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo và cận nghèo được cấp miễn phí.

Ông Bạch Ngọc Sơn, Chi hội trưởng nông dân thôn 4 xã Trà Đa- Thành phố Pleiku- Gia Lai cho biết, qua mấy năm  gần đây nhờ sự hỗ trợ của phòng kinh tế phối hợp với hội nông dân xã, hàng năm bà con ở đây đều đăng ký giống cây cà phê tái canh về trồng dặm.

Nhìn chung qua các năm cây phát triển tốt, quá trình phát triển mạnh hơn, trái đạt hơn nó không những cây cà phê mua ở bên ngoài về chất lượng kém, bệnh nhiều, cành tăm nhiều làm rất vất vả, còn giống cà này rất chuẩn. chương trình tái canh của thành phố này bà con rất vui mừng. Cũng mong phòng kinh tế đưa những giống chất lượng về cho bà con tái canh.

Song song với việc cấp giống, phòng kinh tế thành phố còn tổ chức tập huấn kỹ thuật, trồng, chăm sóc cũng như hướng dẫn bà con phòng trừ sâu bệnh hại cây cà phê và phương pháp khai thác hiệu quả loại cây trồng này. Qua kiểm tra đánh giá, trên 90% giống cây cà phê tái canh sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua 3 năm đã cho thu hoạch bói, đạt cả về năng suất cũng như chất lượng. Riêng diện tích cây cà phê tái canh bằng phương pháp ghép cành thì tỷ lệ sống chỉ đạt 10% .

Qua kiểm tra đánh giá, trên 90% giống cây cà phê tái canh sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua kiểm tra đánh giá, trên 90% giống cây cà phê tái canh sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo bà Phan Thị Hoài Thương, Chuyên viên phòng kinh tế TP Pleiku- Gia Lai, tại các địa bàn đã nhận các giống cây cà phê và đã về tái canh vườn của mình thì hiện nay năng xuất có biến đổi rất lớn. người dân rất thích những giống cây này như TRS1, TR4, TR9 là những giống cho năng xuất cao, chất lượng tốt, hạt đồng đều, chống rỉ sắt…năm tới năm tới nữa chương trình cà phê tái canh đang được triển khai và dự kiến triển khai lâu hơn nữa để phục vụ người dân tái canh tốt hơn.  

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Pleiku còn gần 2000 ha cà phê cần tái canh. Từ nay đến năm 2020, Phòng kinh tế thành phố tiếp tục phối hợp với các Viện nghiên cứu cây trồng, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và các địa phương có diện tích cây cà phê cần tái canh triển khai cho nhân dân tái canh cà phê giúp nông dân phát triển kinh tế nâng cao đời sống, qua đó duy trì và phát triển diện tích cây cà phê trên địa bàn.





theo ANTV

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/hieu-qua-buoc-dau-cua-mo-hinh-tai-canh-ca-phe-197633.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.