Hiện tượng El Nino và những tác động đến ngành nông nghiệp
El Nino được biết đến như là hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hàng nghìn năm nay, bắt nguồn từ sự thay đổi hướng gió và áp suất không khí…tạo nên mưa bão, lụt lội tại một số nước tây bán cầu đặc biệt là khu vực Nam Mỹ: Chile, Peru, Brazil… và ngược lại, phía đông bán cầu thì xảy ra nắng nóng, khô hạn mà thường xuyên chịu ảnh hưởng là Úc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…đây đều là 2 khu vực cung cấp lượng ngũ cốc lớn cho thế giới, vì vậy giá các loại hàng hóa này được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng gia tăng trong năm nay.
Ảnh hưởng của El Nino đến đủ mọi vùng và đến cả mọi thứ hàng hóa nguyên liệu không trừ ở đâu không trừ thứ gì, tùy thuộc vào thời điểm, độ dài thời gian, cường độ và hiện tượng thời tiết trước khi El Nino xảy ra. Nhưng đặc biệt, với hàng hóa nông sản, nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất – mất sản lượng loại nông sản này nhưng lại được ở loại khác – với hàng hóa nguyên liệu công nghiệp nó ảnh hưởng đến hoạt động và hạ tầng.
Trung và Nam Mỹ: Thời tiết khô hạn dự kiến rải khắp cả vùng Trung Mỹ và nhiều vùng ở Nam Mỹ nhưng mưa lại nhiều hơn mức bình thường tại Brazil và vùng đông bắc Argentina – là vùng trọng yếu trồng cà phê, đậu nành và một số loại ngũ cốc.
Úc: Hết tháng 9, lượng mưa tại trên hầu hết đất nước Úc đo được dưới mức trung bình. Úc là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới.
Đông Á: Mùa hè đã chịu thời tiết khô hạn trên mức bình thường nhưng khô hạn vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt ở Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam. Tại Indonesia, ước đoán mới đây cho biết hụt từ 1 đến 2 triệu tấn gạo, bằng từ 1,5 đến 3% tổng sản lượng gạo của nước này sản xuất (nguồn: Ngân hàng Thế giới 2015). Không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng gạo, vùng này cũng là trọng điểm sản xuất dầu cọ và cao su thiên nhiên.
Trung Á: El Nino có thể làm cho tuyết phủ dày thêm tại các vùng núi Trung Á, nhờ vậy mà lại nhiều quốc gia trong vùng này sẽ có nước tưới cho mùa hè 2016, trong đó có thể kể ra là Afghanistan, Iran, Tajikistan và Uzbekistan (nước xuất khẩu bông vải lớn thứ tư thế giới).
Nền nông nghiệp Việt Nam cũng gánh chịu những tác động nặng nề
Theo dự báo, nếu nhanh thì hiện tượng này sẽ kết thúc và trả lại thời tiết bình thường vào nửa cuối 2016.
Việc lượng mưa giảm 30% so trung bình nhiều năm, hạn hán kéo dài kèm theo đó là thiếu hụt dòng chảy từ sông Mekong – dòng sông cung cấp lượng nước và phù sa lớn về ĐBSCL – nơi chiếm phần lớn sản lượng lúa của Việt Nam, lượng nước sông đổ về khu vực này đã giảm 50% làm sụt giảm nặng nề năng suất canh tác của nơi đây.
Theo số liệu Bộ NN&PTNN, hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 343,476 ha lúa ở khu vực ĐBSCL từ cuối năm ngoái, làm giảm năng suất lúa từ 30-70%. Năm 2016 có thể là năm đầu tiền sản lượng gạo Việt Nam sụt giảm kể từ 2001.
Ảnh hưởng của El Nino đến đủ mọi vùng và đến cả mọi thứ hàng hóa nguyên liệu không trừ ở đâu không trừ thứ gì, tùy thuộc vào thời điểm, độ dài thời gian, cường độ và hiện tượng thời tiết trước khi El Nino xảy ra. Nhưng đặc biệt, với hàng hóa nông sản, nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất – mất sản lượng loại nông sản này nhưng lại được ở loại khác – với hàng hóa nguyên liệu công nghiệp nó ảnh hưởng đến hoạt động và hạ tầng.
Ảnh hưởng trên hàng hóa nông sản thế nào?
Trung và Nam Mỹ: Thời tiết khô hạn dự kiến rải khắp cả vùng Trung Mỹ và nhiều vùng ở Nam Mỹ nhưng mưa lại nhiều hơn mức bình thường tại Brazil và vùng đông bắc Argentina – là vùng trọng yếu trồng cà phê, đậu nành và một số loại ngũ cốc.
Úc: Hết tháng 9, lượng mưa tại trên hầu hết đất nước Úc đo được dưới mức trung bình. Úc là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới.
Đông Á: Mùa hè đã chịu thời tiết khô hạn trên mức bình thường nhưng khô hạn vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt ở Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam. Tại Indonesia, ước đoán mới đây cho biết hụt từ 1 đến 2 triệu tấn gạo, bằng từ 1,5 đến 3% tổng sản lượng gạo của nước này sản xuất (nguồn: Ngân hàng Thế giới 2015). Không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng gạo, vùng này cũng là trọng điểm sản xuất dầu cọ và cao su thiên nhiên.
Trung Á: El Nino có thể làm cho tuyết phủ dày thêm tại các vùng núi Trung Á, nhờ vậy mà lại nhiều quốc gia trong vùng này sẽ có nước tưới cho mùa hè 2016, trong đó có thể kể ra là Afghanistan, Iran, Tajikistan và Uzbekistan (nước xuất khẩu bông vải lớn thứ tư thế giới).
Nền nông nghiệp Việt Nam cũng gánh chịu những tác động nặng nề
Theo dự báo, nếu nhanh thì hiện tượng này sẽ kết thúc và trả lại thời tiết bình thường vào nửa cuối 2016.
Việc lượng mưa giảm 30% so trung bình nhiều năm, hạn hán kéo dài kèm theo đó là thiếu hụt dòng chảy từ sông Mekong – dòng sông cung cấp lượng nước và phù sa lớn về ĐBSCL – nơi chiếm phần lớn sản lượng lúa của Việt Nam, lượng nước sông đổ về khu vực này đã giảm 50% làm sụt giảm nặng nề năng suất canh tác của nơi đây.
Theo số liệu Bộ NN&PTNN, hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 343,476 ha lúa ở khu vực ĐBSCL từ cuối năm ngoái, làm giảm năng suất lúa từ 30-70%. Năm 2016 có thể là năm đầu tiền sản lượng gạo Việt Nam sụt giảm kể từ 2001.
Biến động giá gạo thế giới
Nguồn: Indexmundi.com
Có thể thấy giá gạo tháng 3/2016 đã tăng gần 4% so tháng trước và dự báo sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung đang suy giảm.
Kỳ vọng việc Trung Quốc xả nước cứu hạn Mekong?
Trong báo cáo của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho thấy Trung Quốc nơi thượng nguồn chỉ đóng góp khoảng 16% lưu lượng nước vào sông Mekong, phần còn lại do chằng chịt những nhánh sông nhỏ thuộc các nước khu vực hạ lưu sông như Lào, Thái Lan, Campuchia đóng góp vào.
Việt Nam cũng đóng góp 11% lưu lượng, nguồn nước này chủ yếu từ khu vực Tây Nguyên đổ xuống.
Điều này cho thấy nền nông nghiệp nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn mà quan trọng hơn là việc thay đổi thói quen canh tác, ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật để thích khi các biến đổi khí hậu hơn là trông chờ vào các đợt xả nước của Trung Quốc mà không rõ khi về đến vùng hạ lưu ĐBSCL thì còn được bao nhiêu khi Lào, Thái đang có kế hoạch xây hàng loạt đập thủy điện sắp tới.
Tóm lại, biến động giá hàng hóa nói chung và nhóm ngành ngũ cốc nói riêng nhiều khả năng vẫn tiếp diễn xu hướng như năm vừa qua tuy nhiên sẽ không có biến động quá mạnh vì nguồn tồn kho vẫn còn tương đối lớn.
Những DN nông nghiệp trong ngành có nguồn thu chính là sản xuất, cung cấp sản phẩm nông sản như NSC, TSC; hoặc những DN có nguyên liệu đầu vào là các loại hàng hóa này như DBC, VTF ít nhiều sẽ bị tác động mà nhà đầu tư cần lưu ý.
(Nguồn tham khảo: MRC, Intimex, thitruongluagao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét