Bản tin Thị trường cà phê ngày 24/6
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên đảo chiều tăng lên 37,2-37,8 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt tăng.
Hôm nay 24/6, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 200.000 đồng/tấn lên 37,2-37,8 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 10 USD từ 1.678 USD/tấn hôm qua lên 1.688 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều tăng 9-11 USD/tấn.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.684 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.718 USD/tấn, Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.734 USD/tấn; và Kỳ hạn giao tháng 1/2017 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.745 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,3-3,2 cent/pound.
Cụ thể, Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,3 cent/pound lên 139,25 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 142,9 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 145,55 cent/pound; và Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 148,05 cent/pound.
Giá cộng thêm cà phê Indonesia gần như không đổi trong tuần này bất chấp nhu cầu tăng mạnh và vụ thu hoạch đang vào chính vụ, trong khi giá cộng thêm cà phê Việt Nam giảm nhẹ.
Tuy nhiên, giá cà phê tại Indonesia - nước sản xuất Robusta lớn thứ 3 thế giới sau Việt Nam và Brazil - vẫn chưa thể ảnh hưởng đến giá toàn cầu do phần lớn cà phê của Indonesia được bán ra phục vụ thị trường nội địa.
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2016-2017 được dự đoán tăng 1,6% lên 155,7 triệu bao nhờ sản lượng Arabica tăng trong khi sản lượng Robusta giảm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Bên cạnh đó, giá cà phê của Indonesia vẫn có khả năng cạnh tranh kém hơn so với cà phê Việt Nam - thấp hơn 50 USD/tấn.
Giá cộng thêm cà phê Việt Nam loại 2, 5% đen vỡ giao tháng 9/2016 cũng giảm xuống 30-40 USD/tấn so với 35-45 USD/tấn một tuần trước.
Theo USDA, sản lượng cà phê của 7 nước sản xuất châu Á, gồm Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào và Philippines, chiếm ít nhất 1/3 tổng sản lượng cà phê toàn cầu, có thể giảm 7,8% trong niên vụ 2016-2017 xuống 45,97 triệu bao.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 10 USD từ 1.678 USD/tấn hôm qua lên 1.688 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều tăng 9-11 USD/tấn.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.684 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.718 USD/tấn, Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 10 USD/tấn lên 1.734 USD/tấn; và Kỳ hạn giao tháng 1/2017 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.745 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,3-3,2 cent/pound.
Cụ thể, Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,3 cent/pound lên 139,25 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 142,9 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 145,55 cent/pound; và Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 148,05 cent/pound.
Giá cộng thêm cà phê Indonesia gần như không đổi trong tuần này bất chấp nhu cầu tăng mạnh và vụ thu hoạch đang vào chính vụ, trong khi giá cộng thêm cà phê Việt Nam giảm nhẹ.
Tuy nhiên, giá cà phê tại Indonesia - nước sản xuất Robusta lớn thứ 3 thế giới sau Việt Nam và Brazil - vẫn chưa thể ảnh hưởng đến giá toàn cầu do phần lớn cà phê của Indonesia được bán ra phục vụ thị trường nội địa.
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2016-2017 được dự đoán tăng 1,6% lên 155,7 triệu bao nhờ sản lượng Arabica tăng trong khi sản lượng Robusta giảm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Bên cạnh đó, giá cà phê của Indonesia vẫn có khả năng cạnh tranh kém hơn so với cà phê Việt Nam - thấp hơn 50 USD/tấn.
Giá cộng thêm cà phê Việt Nam loại 2, 5% đen vỡ giao tháng 9/2016 cũng giảm xuống 30-40 USD/tấn so với 35-45 USD/tấn một tuần trước.
Theo USDA, sản lượng cà phê của 7 nước sản xuất châu Á, gồm Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào và Philippines, chiếm ít nhất 1/3 tổng sản lượng cà phê toàn cầu, có thể giảm 7,8% trong niên vụ 2016-2017 xuống 45,97 triệu bao.
Nhật Trường
theo nhipcaudautu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét