Điểm sáng" trong thực hiện tái canh cây cà phê ở Gia Lai
Là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tái canh cây cà phê, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ia Grai, tại tỉnh Gia Lai đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và người lao động tiếp tục thực hiện chủ trương tái canh cây cà phê của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 2007 đến nay, Công ty này đã thực hiện có kết quả việc tái canh cây cà phê với gần 220 ha. Vườn cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 97%; trong đó có hơn 100 ha đưa vào kinh doanh và năng suất đạt bình quân 4tấn nhân/ha (20 tấn quả tươi). Có những vườn cây đạt năng suất đến 5 tấn.
Công ty cà phê Ia Grai hiện đang quản lý hơn 1.000 cà phê; trong đó, có 300 ha cà phê được trồng từ năm 1982 - 1987 và đã có thời gian khai thác từ 25 - 30 năm. Diện tích cà phê này đang trong giai đoạn suy thoái già cỗi, năng suất thấp và cần phải thay thế (tái canh). Bắt tay vào thực hiện tái canh vườn cà phê, tuy gặp nhiều khó khăn song Công ty cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục và thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật tái canh theo tiến bộ khoa học từ khâu làm đất cho đến khâu chọn giống và chăm sóc.
Công ty cũng đã thực hiện tốt các giải pháp quản lý vườn cây, nhất là hơn 220 ha cà phê tái canh giao khoán cho người lao động nhằm đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật thâm canh vườn cà phê. Với phương châm và nguyên tắc 4 quản "quản lý đất đai - vườn cây, quản lý quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây, quản lý đầu tư vật tư phân bón và quản lý toàn bộ sản phẩm”, không khoán trắng cho người lao động như trước đây theo kiểu "phát canh, thu tô", đã tạo ý thức cho người lao động có trách nhiệm cao trong quá trình nhận khoán. Vườn cây được chăm sóc đúng quy trình nên đều sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định. Sản xuất kinh doanh hàng năm đều có lãi, thu nhập của người lao động được nâng cao nên tích cực lao động sản xuất.
Trong những năm tới, Công ty cà phê Ia Grai tiếp tục thực hiện tái canh cho gần 100 ha già cỗi, năng suất thấp. Song khó khăn nhất mà doanh nghiệp đang gặp phải là về nguồn vốn đầu tư cho việc tái canh, bình quân cho mỗi hecta lên đến trên 200 triệu đồng. Đây cũng là khó khăn chung của toàn tỉnh.
Theo ông Trần Đại Ngọc, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ia Grai, có thể vay nguồn vốn từ ngân hàng nhưng mức lãi suất còn cao, hơn nữa thời gian vay lại ngắn càng gây khó cho doanh nghiệp và người lao động. Do vây, ngành ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ tái canh với vốn vay ưu đãi, lãi suất phù hợp. Bởi hiện nay với mức lãi suất 9,5%/năm là quá cao; đồng thời có thời gian vay được kéo dài đến 10 năm (chu kỳ của cây cà phê là từ 25 - 30 năm).
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh có kế hoạch thực hiện chương trình tái canh cho khoảng 14.000ha, chủ yếu là cà phê trong nhân dân.
Ảnh minh họa- TTXVN |
Công ty cà phê Ia Grai hiện đang quản lý hơn 1.000 cà phê; trong đó, có 300 ha cà phê được trồng từ năm 1982 - 1987 và đã có thời gian khai thác từ 25 - 30 năm. Diện tích cà phê này đang trong giai đoạn suy thoái già cỗi, năng suất thấp và cần phải thay thế (tái canh). Bắt tay vào thực hiện tái canh vườn cà phê, tuy gặp nhiều khó khăn song Công ty cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục và thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật tái canh theo tiến bộ khoa học từ khâu làm đất cho đến khâu chọn giống và chăm sóc.
Công ty cũng đã thực hiện tốt các giải pháp quản lý vườn cây, nhất là hơn 220 ha cà phê tái canh giao khoán cho người lao động nhằm đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật thâm canh vườn cà phê. Với phương châm và nguyên tắc 4 quản "quản lý đất đai - vườn cây, quản lý quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây, quản lý đầu tư vật tư phân bón và quản lý toàn bộ sản phẩm”, không khoán trắng cho người lao động như trước đây theo kiểu "phát canh, thu tô", đã tạo ý thức cho người lao động có trách nhiệm cao trong quá trình nhận khoán. Vườn cây được chăm sóc đúng quy trình nên đều sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định. Sản xuất kinh doanh hàng năm đều có lãi, thu nhập của người lao động được nâng cao nên tích cực lao động sản xuất.
Trong những năm tới, Công ty cà phê Ia Grai tiếp tục thực hiện tái canh cho gần 100 ha già cỗi, năng suất thấp. Song khó khăn nhất mà doanh nghiệp đang gặp phải là về nguồn vốn đầu tư cho việc tái canh, bình quân cho mỗi hecta lên đến trên 200 triệu đồng. Đây cũng là khó khăn chung của toàn tỉnh.
Theo ông Trần Đại Ngọc, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ia Grai, có thể vay nguồn vốn từ ngân hàng nhưng mức lãi suất còn cao, hơn nữa thời gian vay lại ngắn càng gây khó cho doanh nghiệp và người lao động. Do vây, ngành ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ tái canh với vốn vay ưu đãi, lãi suất phù hợp. Bởi hiện nay với mức lãi suất 9,5%/năm là quá cao; đồng thời có thời gian vay được kéo dài đến 10 năm (chu kỳ của cây cà phê là từ 25 - 30 năm).
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh có kế hoạch thực hiện chương trình tái canh cho khoảng 14.000ha, chủ yếu là cà phê trong nhân dân.
Văn Thông
http://dantocmiennui.vn/dia-phuong-tu-gioi-thieu/diem-sang-trong-thuc-hien-tai-canh-cay-ca-phe-o-gia-lai/81855.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét