"Bỏ thì thương, vương thì tội" với cây cà phê ở A Lưới
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay với cà phê, bởi cây trồng này đang trong tình trạng "bỏ thì thương, vương thì tội".
Cây cà phê được đưa vào trồng ở A Lưới từ năm 2001. Khi cà phê đến kỳ cho trái, đã có lúc trên diện tích 340 ha, A Lưới đã thu hoạch đạt sản lượng 1.300 tấn, với doanh thu đạt gần 13 tỷ đồng.
Ðiều này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động mà còn nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã Nhâm, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Bắc, vùng đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới.
Xuất phát trên cơ sở đó, Nông trường A Lưới (Thừa Thiên - Huế) được thành lập, thu hút hơn 700 hộ dân tham gia chương trình trồng cà phê, với hình thức hợp đồng thành công nhân nông trường. Vậy nhưng, từ cuối năm 2010, Nông trường A Lưới (Thừa Thiên - Huế) do làm ăn thua lỗ đã tuyên bố phá sản.
Công ty Vina cafe Quảng Trị vốn thu mua cà phê cho nông trường đã ngừng đầu tư sản xuất và chế biến cà phê. Kể từ đó đến nay, hàng trăm ha diện tích cà phê không được chăm sóc dẫn đến phần lớn cây kém phát triển. Hệ thống nhà xưởng chế biến cà phê được đầu tư hàng chục tỷ đồng nay đang trong tình trạng hoang phế.
Không thể khoanh tay trước tình trạng này, chính quyền huyện A Lưới tìm cách khôi phục diện tích trồng cà phê, bởi xác định điều kiện khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với điều kiện phát triển cây cà phê. Liên tiếp trong các năm 2011-2012, A Lưới thành lập ban quản lý, đồng thời cho các hộ dân tạm ứng kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng để tiếp tục chăm sóc diện tích cà phê.
Huyện lên phương án hỗ trợ cho các hộ trồng cà phê dưới nhiều hình thức, như: hỗ trợ 40% giá trị vườn cây đối với các hộ nghèo, 30% giá trị vườn cây đối với các hộ cận nghèo và hỗ trợ 20% giá trị vườn cây đối với các hộ còn lại để mua lại vườn cây nông trường.
Huyện A Lưới còn đứng ra kêu gọi các ngân hàng đang có quan hệ với địa phương hỗ trợ và cho các hộ vay từ 30% đến 50% giá trị vườn cây. Số vốn cần có còn lại các hộ dân tự vận động bằng nhiều cách như sử dụng vốn tự có, hoặc tự huy động vốn. Cố gắng của địa phương là vậy, nhưng đến nay, số diện tích đất trồng cây cà phê ở A lưới thu hẹp dần, từ 340 ha ban đầu, đến nay còn khoáng 20 ha.
Chủ tịch xã Nhâm (huyện A Lưới), ông Phạm Minh Cải nói trong ngao ngán: Xã Nhâm có 528 hộ, 2.228 khẩu, phần lớn là đồng bào Tà Ôi. Trước đây, toàn xã có tới 80% số hộ trồng cà phê nhưng thua lỗ, cuộc sống của người dân sa sút.
Mặc dù huyện chưa chủ trương từ bỏ cây cà phê, nhưng bản thân các hộ đồng bào đã bỏ hoang không chăm sóc, để cà phê chết dần, chết mòn. Một số hộ đồng bào chuyển diện tích trồng cà phê kém hiệu quả sang trồng sắn, chuối, trồng rừng để nâng cao đời sống.
Khó khăn hơn, một số hộ khi vào làm công nhân nông trường đã góp quỹ đất vào để cùng sản xuất. Đến khi nông trường giải thể, toàn bộ tài sản được kê biên thanh lý, coi như mất đất sản xuất.
Hiện tại, do quá trình thanh lý kéo dài, đất đai lại bỏ hoang, người dân tranh thủ trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu lạc… để đắp đổi, sống qua ngày. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn thì lại vướng đến tài sản thanh lý, người dân ở đây đa số là hộ nghèo lấy gì mà mua lại được…
Thiết nghĩ các cấp chính quyền ở huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên - Huế cần có trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả, nhất là việc thu hồi đất giao lại cho người dân, sớm chấm dứt tình trạng cà phê bỏ hoang, trong khi dân đang thiếu đất sản xuất...
Ðiều này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động mà còn nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã Nhâm, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Bắc, vùng đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới.
Xuất phát trên cơ sở đó, Nông trường A Lưới (Thừa Thiên - Huế) được thành lập, thu hút hơn 700 hộ dân tham gia chương trình trồng cà phê, với hình thức hợp đồng thành công nhân nông trường. Vậy nhưng, từ cuối năm 2010, Nông trường A Lưới (Thừa Thiên - Huế) do làm ăn thua lỗ đã tuyên bố phá sản.
Công ty Vina cafe Quảng Trị vốn thu mua cà phê cho nông trường đã ngừng đầu tư sản xuất và chế biến cà phê. Kể từ đó đến nay, hàng trăm ha diện tích cà phê không được chăm sóc dẫn đến phần lớn cây kém phát triển. Hệ thống nhà xưởng chế biến cà phê được đầu tư hàng chục tỷ đồng nay đang trong tình trạng hoang phế.
Không thể khoanh tay trước tình trạng này, chính quyền huyện A Lưới tìm cách khôi phục diện tích trồng cà phê, bởi xác định điều kiện khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với điều kiện phát triển cây cà phê. Liên tiếp trong các năm 2011-2012, A Lưới thành lập ban quản lý, đồng thời cho các hộ dân tạm ứng kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng để tiếp tục chăm sóc diện tích cà phê.
Huyện lên phương án hỗ trợ cho các hộ trồng cà phê dưới nhiều hình thức, như: hỗ trợ 40% giá trị vườn cây đối với các hộ nghèo, 30% giá trị vườn cây đối với các hộ cận nghèo và hỗ trợ 20% giá trị vườn cây đối với các hộ còn lại để mua lại vườn cây nông trường.
Huyện A Lưới còn đứng ra kêu gọi các ngân hàng đang có quan hệ với địa phương hỗ trợ và cho các hộ vay từ 30% đến 50% giá trị vườn cây. Số vốn cần có còn lại các hộ dân tự vận động bằng nhiều cách như sử dụng vốn tự có, hoặc tự huy động vốn. Cố gắng của địa phương là vậy, nhưng đến nay, số diện tích đất trồng cây cà phê ở A lưới thu hẹp dần, từ 340 ha ban đầu, đến nay còn khoáng 20 ha.
Chủ tịch xã Nhâm (huyện A Lưới), ông Phạm Minh Cải nói trong ngao ngán: Xã Nhâm có 528 hộ, 2.228 khẩu, phần lớn là đồng bào Tà Ôi. Trước đây, toàn xã có tới 80% số hộ trồng cà phê nhưng thua lỗ, cuộc sống của người dân sa sút.
Mặc dù huyện chưa chủ trương từ bỏ cây cà phê, nhưng bản thân các hộ đồng bào đã bỏ hoang không chăm sóc, để cà phê chết dần, chết mòn. Một số hộ đồng bào chuyển diện tích trồng cà phê kém hiệu quả sang trồng sắn, chuối, trồng rừng để nâng cao đời sống.
Khó khăn hơn, một số hộ khi vào làm công nhân nông trường đã góp quỹ đất vào để cùng sản xuất. Đến khi nông trường giải thể, toàn bộ tài sản được kê biên thanh lý, coi như mất đất sản xuất.
Hiện tại, do quá trình thanh lý kéo dài, đất đai lại bỏ hoang, người dân tranh thủ trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu lạc… để đắp đổi, sống qua ngày. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn thì lại vướng đến tài sản thanh lý, người dân ở đây đa số là hộ nghèo lấy gì mà mua lại được…
Thiết nghĩ các cấp chính quyền ở huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên - Huế cần có trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả, nhất là việc thu hồi đất giao lại cho người dân, sớm chấm dứt tình trạng cà phê bỏ hoang, trong khi dân đang thiếu đất sản xuất...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét