Our Blog

Cà phê châu Á: Mức cộng của Việt Nam giảm, giá của Indonesia tăng

Cà phê châu Á: Mức cộng của Việt Nam giảm, giá của Indonesia tăng



Việc giao dịch cà cà phê châu Á phục hồi trong tuần này do nông dân tại nhà sản xuất robusta hàng đầu Việt Nam bán ra lượng tích trữ để hưởng lợi do giá tăng, và do nhu cầu tăng trước mùa thu hoạch cao điểm tại Indonesia.


Xuất khẩu đang tăng từ Việt Nam và Indonesia – hai nước chiếm khoảng gần 30% sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2015/16 – có thể giúp thu hẹp sự thiếu hụt nguồn cung đã dự kiến trong năm nay.
Việc mua vào đầu cơ và một đồng nội tệ của Brazil mạnh đã hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn, hợp đồng giao tháng 9 trên sàn ICE đóng cửa hôm thứ tư (8/6) tăng 0,82% lên 1.726 USD/tấn.
Nhu cầu lưu kho của các nhà rang xay Mỹ với cà phê robusta Việt Nam có thể tăng trong những tháng tới. Hiện nay cà phê của Việt Nam rẻ nhất trong số ba nước sản xuất cà phê đắng này sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan.
Tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê hàng đầu của Việt Nam, giá cà phê xô đã tăng lên từ 37,3 triệu tới 37,8 triệu đồng mỗi tấn vào hôm 9/6 từ mức 36 – 36,2 triệu đồng/tấn một tuần trước.
Mức giá 37,8 triệu đồng là cao nhất kể từ 19/8 năm 2015, theo số liệu của Thomson Reuters.
Một đại lý tại Buôn Ma Thuột cho biết “do giá hiện nay cao hơn, cả nông dân và các đại lý mua vào đang bán ra, và khối lượng đang phục hồi từ tuần trước”.
Mức cộng của cà phê robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ thu hẹp xuống 20 – 30 USD/tấn so với hợp đồng tháng 9, tuần trước mức cộng này là 30 – 40 USD/tấn.
Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay giá chào và yêu cầu không khác biệt nhiều.
Giá robusta Việt Nam loại 1, sàng 16 tương tự cà phê Sumatran đứng ở mức cộng 65 – 75 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 9.
Tại Indonesia, mức cộng nới rộng trước vụ thu hoạch lên định điểm vào tháng tới do nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh dự trữ đầy đủ.
Robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết được chào ở mức cộng 100 – 140 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE. Tuần trước hạt loại này đứng ở mức cộng 110 – 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7.
Sự chênh lệch giá đã giảm đi do tồn kho bắt đầu tăng và vụ thu hoạch sẽ lên đỉnh điểm vào tháng 7, theo một nhà xuất khẩu tại Lampung.
Nhà xuất khẩu khác cho biết nhu cầu là cao, nhưng lưu kho là đủ để trang trải các cam kết bán hàng.
Sản lượng cà phê của Indonesia niên vụ 2016/17 được dự báo giảm 15% so với một năm trước xuống 10 triệu bao, trong khi xuất khẩu có thể giảm 18% xuống 7,9 triệu bao, theo báo cáo của tùy viên Bộ Nông nghiệp Mỹ.


Nguồn: VTIC/ Reuters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.