Biến động của Thị Trường cà phê phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
Khuyng hướng biến động giá trên thị trường cà phê thế giới theo kinh nghiệm của tôi thì thường bị ảnh hưởng các yếu tố như sau:
Yếu tố thời tiết và cán cân cung cầu
Brazin là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê tâp trung vào hướng Đông nên thường chụi ảnh hưởng thời tiết chủ yếu là sương giá và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, nên chi khi hiện tượng này diễn ra trong thời kỳ ca phê ra hoa thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết rằng sản lương sẽ thiếu , cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng, chúng ta còn nhớ năm 1995 giá cà phê thế giới đột biến tăng lên 2.400$/tấn, giá cà phê Việt Nam lúc này tăng cực điểm là 42.000 đ/kg vì những năm trước đó chính phủ Brazin có chủ trương chuyển đổi giống và di chuyển diện tích trồng cà phê vào hướng Tây nhằm giảm ảnh hưởng về thời tiết nên sản lượng thiếu tạm thời trong những năm trồng lại,
Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu
Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các ông Trùm Tài chính, những ông Trùm này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ, một khi thị trường thế giới biến động mà chủ yếu là biến động về giá vàng-giá dầu thô-tỷ giá đồng ÚD so với đồn Euro, đồng Bảng Anh, dồng Yên…ngay lập tức các Trùm điều chỉnh suất đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất, và khi đó thường các nhà đầu cơ nhanh chónh bán ra thu tiền làm giá cà phê rớt nhanh,
Các ảnh hưởng về chính trị,về chiến tranh và những sự kiện lớn trên thế giới VD như World Cup vừa qua…
Đó là những ảnh hưởng mà các nhà kinh doanh cà phê luôn theo dõi, nhưng những ảnh hưởng này ngày nay hầu như không phải là yếu tố quyết định thị trường mà yếu tố cơ bản là “Lợi nhuận của các nhà đầu cơ”, họ đang làm giá, họ đang ép giá, họ đang tạo những động tác không thật… và họ là ai? xin để câu trả lời này cho những người có trách nhiệm cao nhất trong ngành cà phê Việt nam !
Hàng triệu người Nông dân trồng cà phê luôn trông nhờ vào Nhà Nước :
Nếu có ai hỏi với sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay có điều tiết được thị trường thế giới hay không thì Le@ xin trả lời là có, bởi tổng sản lượng cà phê Rubusta VN xuất khẩu hàng năm là 1.000.000 tấn trong đó hai tỉnh có sản lượng cao nhất là Daklăk với 400.000 tấn và Lâm Đồng có khoản 350.000 tấn ,trong bản đồ về sản lượng cà phê thì Việt Nam xếp thứ 2 sau BraZin, nhưng tại sao cà phê VN bị các nhà đầu cơ làm giá? xin được có ý kiến như sau:
Chính sách điều hành về vĩ mô là mang tính thời sự
Cụ thể là Chính phủ chưa có một chiến lược cơ bản mang tính bền vững, người trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường, luôn nằm trong vòng luẫn quẩn được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa, Vừa qua Chính phủ đã có chủ trương tạm trử 200.000 tấn cà phê nhưng khi triển khai thì không đồng bộ chủ trương đưa ra thì quá chậm mang tính chữa cháy, nhưng dù sao thì đây cũng là sự can thiệp tích cực, mong rằng chủ trương này sẽ được triển khai ngay trong đầu vụ tới với tất cả các giải pháp đồng bộ và được thực hiện thường xuyên liên tục, khi đó VN sẽ có cơ hội điều tiết được một phần về thị trường, có như vậy bà con nông dân mình yên tâm hơn và tin tưởng hơn,
Doanh nghiệp KD cà phê Việt nam một mình một chiếu thảnh thơi ngồi
Nhiều bà con cho rằng lợi nhuận về cà phê thuộc về các doanh nghiệp xK cà phê? thưa rằng không đâu họ đang chết dần đó những DN hàng đầu đang trong thời kỳ ủ bệnh bởi vì …”biến động giá nhanh quá họ không kịp trở tay” , Nhưng thực tế phần lớn các DN XK cà phê là của Nhà nước – tiền Nhà nước họ cố làm sao giữ cho được vị trí của mình còn thua thiệt thì trước hết là Nhà nước và nông dân chịu, một số DN đã chuyển đối nhưng cứ theo cách cũ mà làm thao túng doanh nghiệp … nên các Anh Tây biết rõ họ cần gì trong vệc mua và bán?
Chúng ta có Hiệp hội cà phê, trong hiệp hội còn có Câu lạc bộ các doanh nghiêp XK cà phê hàng đầu VN, nhưng thực chất là mạnh ai nấy làm, giá nào cũng bán, giật mình là fix sạch, một năm họ họp vài lần nhưng cũng chỉ là cải nhau, kể công và kể khổ, ông bà xưa nay dạy “buôn có bạn bán có phường” nhưng họ có chịu ngồi lại với nhau đâu ? thiệt hại trước hết là người SX!
Định nghiã về hành vi dân sự và hình sự trong pháp luật có lẽ chưa được rõ nên nhiều Đại lý
DN chiếm đoạt tài sản của DN và của nông dân với giá trị lớn nhưng họ cứ nhở nhơ chơi, dẫn đến một hệ quả là DN không thể ôm hàng chờ giá vì áp lực lãi Ngân hàng và với Nông dân thôi thì giá nào cũng phải bán mang tiền về nhà cho ổn, tạo áp lực bán ra mạnh ở những thời điểm lẽ ra phải biết giữ hàng,
Chất lượng cà phê
Yếu tố ảnh hưởng rực tiếp đến giá bán: Từ khi người Pháp mang giống cà phê vào trồng tại VN khi nói đến cà phê Buôn Ma Thuột thì thế giới lâu nay với những người uống cà phê vẫn biết là chất lượng hàng đầu, nhung thực tế khi phát triển mạnh về số lượng thì chất lượng quá kém, nông dân và DN cần một biện pháp hũu hiệu đồng nhất trong việc quản lý sản phẩm/quản lý chất lượng, điều này lệ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước và các cấp chính quyền tại địa phương, mỗi hộ nông dân riêng lẽ sẽ không bao giờ làm được dù rất muốn;
…và VV và VV…
Với tham vọng là sẽ có nhiều phản hồi trên diễn đàn này với mục đích duy nhất là những người có trách nhiệm hãy đọc , hãy suy nghỉ và có trách nhiệm đối với nông dân, đôi với sự phát triẻn bền vững của ngành cà phê Việt Nam.
Cảm ơn các Bác đã đọc tâm sự này.
BMT ngày 8 tháng 6 năm 2010
nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét