Our Blog

Sau El Nino, chủ động ứng phó La Nina

Sau El Nino, chủ động ứng phó La Nina




Ngày 12/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến cùng các tỉnh thành trên cả nước triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2016, nhất là trong bối cảnh mùa mưa bão cận kề.... Đọc thêm tạNgày 12/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến cùng các tỉnh thành trên cả nước triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2016, nhất là trong bối cảnh mùa mưa bão cận kề.
Lo nhất ĐBSCL
Theo BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT), năm 2015 và các tháng đầu năm 2016, tình hình thiên tai trên cả nước liên tục diễn biến phức tạp, với mức độ nghiêm trọng và đa dạng các loại hình như: Bão lớn, mưa lớn bất thường, lũ quét, sạt lở đất, băng tuyết, rét hại…, nhất là ảnh hưởng nặng và kéo dài của hiện tượng El Nino khiến tình hình xâm nhập mặn, hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh phía Nam.
Theo thống kê, năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết, hơn 1.200 ngôi nhà đổ sập, hơn 440 nghìn ha lúa và hoa màu thiệt hại cùng nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2015 ước khoảng trên 8.000 tỉ đồng.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, từ nay đến cuối năm 2016 sẽ là giai đoạn trọng tâm của mùa mưa bão. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới do mùa mưa đến muộn.
Bên cạnh đó, theo quy luật thường thấy, dự báo ngay sau các đợt El Nino kéo dài sẽ có xẩy ra hiện tượng La Nina. Do đó, số lượng các cơn bão bất thường, bão lớn có nguy cơ xẩy ra, nhất là các tỉnh phía Nam.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ ngành, nhất là các tỉnh phía Nam bên cạnh việc tiếp tục đối phó với hạn - mặn, cần hết sức chú ý, chủ động có phương án phòng chống, đối phó hiện tượng La Nina có gây mưa lũ, bão lớn bất thường, nhất là các tỉnh vùng ĐBSCL.
Đặc biệt lưu ý di dời dân
Đánh giá về công tác phòng chống thiên tai trong năm 2015 và các tháng đầu năm 2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Bên cạnh những nỗ lực chung của các bộ ngành, địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Công tác dự báo vẫn còn bất cập so với yêu cầu phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn, nhất là trong điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan bất thường, còn nhiều bị động trong nhiều trường hợp, vẫn còn tình trạng tình hình tới đâu giải quyết đến đó.
Công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thực cho nhân dân, DN để chủ động tự giác trong phòng ngừa nhiều nơi chưa hiệu quả. Còn thiếu và chưa chủ động xây dựng được các phương án căn cơ, bài bản để đối phó với thiên tai cực đoan, bất thường. Chưa có được kịch bản chủ động trong mọi tình huống.

Việc ứng dụng KH-CN trong chỉ đạo, ứng phó, hỗ trợ để đưa ra quyết định hành động với diễn biến thiên tai theo thời gian thực vẫn còn hạn chế.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với biến đổi khí hậu (BĐKH) và PCTT sự cố ở một số nơi, một số lĩnh vực chưa được coi trọng. Ví dụ dễ thấy nhất là các công trình công cộng phải lồng ghép, gắn với tránh trú bão, đáp ứng công trình đa chức năng với tránh trú bão, nhất là duyên hải miền Trung.

Tại các vùng có nguy cơ lũ quét sạt lở đất, việc bố trí di dời dân cư còn chậm; việc quan tâm quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ở các khu vực có nguy cơ cao còn chưa được quan tâm sát sao, vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn, tai nạn xẩy ra trong mùa mưa bão rất đáng báo động, cần sớm phải khắc phục.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình phòng tránh bão lũ cho người dân, đặc biệt cho dân nghèo, vùng thường xuyên trồng vật nuôi phù hợp với BĐKH như khô hạn, nhiễm mặn vẫn còn lúng túng; hợp tác quốc tế trong PCTT hiệu quả còn chxẩy ra thiên tai nghiêm trọng chuyển biến còn chậm, tiêu biểu là chương trình nhà tránh lũ. Việc xây dựng công trình hồ đập gắn với khai thác để đáp ứng an toàn trong mùa mưa lũ chưa hiệu quả…

Đối với nông nghiệp, việc điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây ưa cao, nhất là khai thác sử dụng nguồn nước. Nguồn vốn phục vụ cho PCTT còn rất hạn chế trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tình trạng vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, nhất là đê điều chưa được thực hiện nghiêm…

Phó Thủ tướng lưu ý trước mắt, BCĐ Trung ương về PCTT và BCĐ các địa phương cần khẩn trương kiện toàn tổ chức do thành phần nhân sự đã có nhiều thay đổi thời gian qua. Việc kiện toàn phải phân rõ trách nhiệm tới từng cá nhân các thành viện BCĐ trong việc chủ động thực hiện nhiệm vụ, có tổng kết đánh công tác PCTT để rút kinh nghiệm.

Tại các địa bàn có nguy cơ cao về thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, nếu chưa di dời được dân thì phải có phương án chủ động sơ tán khi có dự báo nguy cơ thiên tai xẩy ra. BCĐ PCTT cần chỉ đạo tăng cường điều hành công tác phòng chống theo thời gian thực khi có thiên tai xẩy ra, nhất là bão, hạn - mặn; thực hiện diễn tập, chủ động có phương án hậu cần, nhất là nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thuốc chữa bệnh, nước sạch…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN-MT chỉ đạo tổ chức theo dõi chặt chẽ dự báo, chủ động thông tin sớm, kịp thời đến các bộ ngành, địa phương để có giải pháp ứng phó. Đồng thời tập trung kiểm soát chặt chẽ các cơ sở SX công nghiệp có xả thải ra môi trường gồm không khí, nước có nguy cơ gây ô nhiễm, gây ra các sự cố môi trường.



bcce

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.