Our Blog

PHÂN TÍCH LÃI SUẤT ÂM THEO HƯỚNG ĐẦU CƠ

PHÂN TÍCH LÃI SUẤT ÂM THEO HƯỚNG ĐẦU CƠ




Lãi suất âm, có lẽ là chủ đề mà nó chiếm quá nhiều thời gian, và hầu như rất nhiều người ở VN hay thắc mắc về lãi suất âm của một số nước giàu trên thế giới đang đi ngược lại lý thuyết kinh tế, và hỏi rằng: “Thưa chị Phương Thơ, có khi nào TQ và VN cũng áp dụng lãi suất âm bằng đồng nội tệ không?”.



Về câu chuyên lãi suất âm tiêu cực của một số nước mà các chuyên gia kinh tế VN hay lý luận sai, đó là lãi các ngân hàng cho vay ra cũng âm hay cao nhất là 0,5%. Ở đây tôi thận trọng lưu ý là các nước duy trì lãi suất âm phải có đồng tiền mạnh, nợ chủ yếu là nội trái bằng đồng tiền của họ. ECB họ thừa kinh nghiệm nên không cần ai phải dạy đời họ.
Đầu tiên ta nhắc lại là hiện nay các nước gia đang áp dụng lãi suất bằng số không hoặc âm tiêu cực, nó bao gồm Thụy Sĩ âm (-0,75%); Đan Mạch âm (-0,65%); Thụy Điển âm (-0,50%); Nhật âm (-0,10%); Bulgaria (0%). Khu vực các nước dùng chung đồng Euro (0,05%), thực tế nó đang áp dụng cho tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn của ECB quy định, tuy nhiên tiền gửi ký thác bằng đồng EUR âm tiêu cực ở mức -0,30%, dự kiến trong tháng 03/2016 này ECB có thể hạ thêm 10 điểm cơ bản lãi suất tiền gửi bằng đồng EUR xuống mức âm -0,40%.
Thực tế các nước có mức lãi suất âm nếu tính vào phí tổn lạm phát và nhiều yếu tố khác thì TQ duy trì lãi suất 4,35 % cũng vẫn âm. Những nước có mức lãi suất siêu thấp lần lượt là: Israel (0,10%), Panama (0,21%), Canada, Mỹ, Anh, Singapore là 0,5%. Na Uy, Macau, Hồng Kông, Bahrain thì duy trì lãi suất 0,75%. Tuy nhiên lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp vay lại khác. Thí dụ Singapore cho vay “xã hội đen cắt cổ thân chủ” đến 5,35%,…
Về hồ sơ các nước đang áp dụng lãi suất âm tiêu cực. Đó là các nước này chỉ áp dụng lãi suất âm tiêu cực cho đồng nội tệ của họ chứ không áp dụng cho đồng ngoại tệ khác. Thí dụ Thụy Sĩ chỉ áp dụng lãi suất âm tiêu cực khi hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75%, và được giữ hết tháng 06/2016, khi có thông báo mới từ Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB).
Thực tế đi vào phân tích chuyên môn như tôi hay phân tích nhiều lần rồi về lãi suất âm tiêu cực này vì nhiều lý do. Chẳng hạn, như tỷ giá hối đoái. Cụ thể là 3 đồng bạc của các nước Âu châu như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Bulgaria, họ chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR. Thí dụ như Đan Mạch neo tỷ giá cổ định 1 EUR = 7,46 Danish Krone (DKK), trước ấy là 1 EUR = 7,45 DKK; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN thì 1 EUR = 1,955 BGN,…Trong khi đối với Thụy Sĩ, ta nên nhớ là vào ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) họ đã chính thức từ bỏ tỷ giá cố định tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF) = 1 EUR, đồng thời gây sốc khi hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ xuống số âm -0,75%, vì đồng CHF neo vào đồng EUR giảm giá quá mạnh so với đồng USD.
Hãy mường tượng một lỗ hổng khổng lồ để giới đầu cơ đánh vào đồng Franc Thụy Sĩ khi neo tỷ giá cố định vào đồng EUR. Ta thấy, gia đoạn thời gian từ năm 2002 — 2007 – Đồng USD giảm 40% so với đồng EUR, đó là các khoản nợ trên GDP của Mỹ tăng lên 60%. Chẳng hạn, vào 2002, thì 1 EUR chỉ mua được 0,87 USD, đến giữa năm 2007 thì 1 EUR = 1,44 USD. Vào năm 2009 thì 1 EUR mua được 1,43 USD. Và cứ thế đồng EUR giảm dần giá trị của nó so với đồng USD, và mãi đến năm 2014 thì 1 EUR = $ 1,21, rồi năm 2015 có lúc 1 EUR chỉ mua được còn $ 1,05 (1 EUR = 1,05 USD trong tháng 03/2015), và bây giờ là 1 EUR mới mua được 1,10 USD. Tức là đồng EUR đang giảm giá mạnh so với đồng USD.
Thứ nữa là đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), lại là đồng bạc nằm trong rổ tiền của nhiều nước neo vào. Thí dụ như chỉ số (DXY, USDX) đo lường hiệu suất của đồng USD, nó được tính qua rổ tiền EUR, JPY, GBP, CAD, CHF, SEK,….Ngoài ra cả còn có chỉ số “CFETS RMB Index” để tính ra đồng RMB – Trung Quốc, nó được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi TQ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.
Đó là đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật – JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,…
Thực tế Thụy Sĩ hạ lãi suất đồng Franc của họ âm -0,75% để đưa tỷ giá đồng Franc về mức hợp lý nhằm tránh nạn tẩu tán tài sản chốt lời qua đồng USD, thì Thụy Sĩ sẽ rất tốn kém.
Một cách cụ thể hơn, nếu đồng Franc Thụy Sĩ treo trên cao ảo quá lâu so với đồng EUR trước đây, thay vì giới đầu cơ và đầu tư họ thay vì mua đồng CHF, nhưng thực tế họ làm ngược lại, họ sẽ bán đồng CHF đang giảm giá cùng đồng EUR để chuyển qua mua đồng USD thì rõ ràng Thụy Sĩ bị thiệt hại hơn khi phải trang trải phí tổn quá lớn vì đồng USD tăng giá so với đồng EUR mà Franc Thụy Sĩ neo vào đó, nên Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ mới dùng nhiều khí cụ để đưa đồng Franc Thụy Sĩ về mức hợp lý để cân bằng cung và cầu ngoại tệ của họ,…
Vì dù sao Thụy Sĩ cũng phải cần dự trữ đồng USD để trang trải cho mua bán giao dịch hàng hóa, như dầu thô,… và cho vay quốc tế và phải đổi ra USD Mỹ. Nếu mà gửi lãi suất âm bằng đồng CHF vẫn còn lời chán khi chuyển qua đồng EUR suy nhược mất giá. Thụy Sĩ là quốc gia kinh doanh tài chính nên không có nghĩa vụ phải dìm đồng bạc cho thấp để xuất khẩu hàng hóa để mà bị thiệt thòi.
Đối với Đan Mạch, Ngân hàng Trung ương của Đan Mạch (Danmarks Nationalbank) đã tăng 10 điểm cơ bản lãi suất đồng DKK từ mức âm tiêu cực -0,75% lên thành -0,65% để giữ tỷ giá hối đoái của đồng EUR trong biên độ dao động +/-2,25%, để chốt tỷ giá cố định 1 EUR = 7,46 Danish Krone (DKK), và hiện nay duy trì lãi suất âm tiêu cực -0,65%. Danmarks Nationalbank cũng chơi trò tỷ giá hối đoái cố định khong kém gì Thụy Sĩ.
Tất nhiên lãi suất cho vay ra tất cả đều dương chứ không có âm, thậm chí là các ngân hàng này còn lời khi “cho vay cứa cổ”, đó là bởi vì nhận lãi âm mà cho vay ra cũng không nhẹ, chẳng hạn lãi vay mà các ngân hàng thương mại khu vực đồng Euro cho thân chủ vay tính trung bình cho các nước là dương +2,65%. Ta lưu ý lãi suất cho vay khu vực đồng Euro này nó không được quyết định của Ngân hàng trung ương Âu châu (ECB), mà do chính các ngân hàng trung ương mỗi nước tự ấn định.
Các nước Âu châu dùng chung đồng Euro đang cố tình dìm đồng bạc của họ thất thấp và lâu, kể cả dùng lãi suất âm tiêu cực chủ yếu gây nản lòng giới đầu cơ. Đó là bất cứ động thái nào đồng EUR tăng giá mạnh như trước thì giới đầu cơ lập tức ào ạt bán đi các tài sản niêm yết bằng đồng EUR để mua USD thì các nước Âu châu chết kẹt là phải đi vay hay phát hành trái phiếu bằng đồng USD để trả ra thị trường.
Ta nên nhớ các ngân hàng tại Âu châu, hay hay kể cả Thụy Sĩ đã nhận một đống USD tiền ký thác và tiền đầu tư của giới đầu tư khi đồng USD còn rẻ chứ chả phải ngon lành gì mà họ muốn lãi suất âm. Thậm chí nhiều chính phủ các nước Âu châu con dư tiền EUR, CHF, DKK,…còn cho người đi gõ cửa từng nhà “biếu người dân tiền xài chơi”.
Ai cũng đều biết là khi duy trì lãi suất âm tất nhiên sẽ đánh sụt vào người có tiền tiết kiệm nếu trước đây nhờ ngân hàng cất giữ không lấy lãi thì bây giờ phải trả thêm tiền cho ngân hàng thì càng đánh sụt khoản tiết kiệm của họ thì càng khiến người ta càng mất một khoản tiền.Đó là vì họ ký thác vào ngân hàng với lãi suất tiêu cực âm thì càng khiến họ không có thêm lợi tức thì họ càng chắt bóp thủ tiền thủ thân chứ đâu phải cả một đất nước người ta sợ gửi tiền trả phí mà khuyến khích toàn dân đem tiền ra thổi bong bóng cổ phiếu để kiếm lời đầu tư cỏ phiếu thì e rằng là không ổn.
Ngẫm lại, các nước Âu châu, như Thụy Điển, Thụy Sĩ,…họ không ngu ngốc đến mức đó để thiên hạ dạy đời họ đâu. Thụy Sĩ là thiên đường về tài chính ngân hàng, và có nghiệp vụ tài chính cả hàng thế kỷ rồi. Thụy Điển là nơi trao giải thưởng Nobel đủ lĩnh vực, từ vật lý, y khóa, kinh tế,… họ cũng không mất chí nhớ tự “rút súng bắn vào chân mình” mặc cho các tổ chức, các nhà kinh tế gào thét can ngăn. Đây chỉ là phân theo kinh nghiệm đầu cơ tài chính, tôi không chịu trách nhiệm ai tập tành đầu cơ mà sạch vốn.
Nếu nhìn đồ thị tiền tệ tỷ giá đồng Euro / Swiss Franc (CHF) thì thấy tính trung bình từ năm 2012 đến đầu tháng 01/2015, Thụy Sĩ vẫn còn duy trì tỷ giá 1 EUR = 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF), thực tế họ đã thả neo đôngg CHF kể từ tuần thứ 3 của tháng 01/2015 rồi, sau đó mãi tới ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) họ đã chính thức “ly khai” từ bỏ tỷ giá cố định tối thiểu là 1,20 CHF = 1 EUR, khi đồng EUR sụt giá quá nặng vì nợ nần Hy Lạp và nhiều nước trong khối kinh tế đồng Euro. Hiện nay 1 EUR = 1,09364 CHF (ta xem như 1 EUR = 1,09 CHF).
EURCHF 11.3
FB: Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)



Nguồn sưu tầm từ facebook

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.