Our Blog

Tây Nguyên: 167.000ha cây trồng có giá trị đang chết vì hạn hán

Tây Nguyên: 

167.000ha cây trồng có giá trị đang chết vì hạn hán







Theo Bộ NNPTNT, trong số 167.000ha cây trồng đang chết rũ từng ngày do hạn hán, diện tích lúa chiếm 14.600ha, cà phê có 152.760ha cà phê. Trước tình trạng đó, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk đã họp bàn phương cách để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm vào trong sản xuất, góp phần giảm bớt thiệt hại do hạn hán gây ra đối với cây trồng.
Tại hội nghị, ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho hay: “Lượng nước mưa ở Tây Nguyên từ 1.800-2.000mm/năm. Cây cà phê chỉ cần tưới 1.500-1.800m3, tương đương 150mm. Nếu chúng ta giữ được một phần của 1.800-2.000mm thì chúng ta thừa sức tưới. Hiện nay, nguồn nước mặt ở Tây Nguyên mới chỉ đáp ứng được 30-40% nên nông dân bắt buộc phải sử dụng nước ngầm”.

Thế nhưng, trên toàn huyện Cư Kuin (Đắc Lắc) có khoảng 3.500 ha tiêu, nhưng chỉ mới có duy nhất 1 hộ gia đình áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo độ ẩm cho cây cà phê, lại tiết nhiệm nhân công. 

Nguyên nhân nào khiến người trồng cà phê, hồ tiêu ngại ngần khi áp dụng mô hình tưới này, dù hiệu quả đã thấy rõ? Qua tìm hiểu, được biết nhiều nông dân tỏ ra e ngại về việc bảo vệ hệ thống tưới tiêu đắt đỏ này. “Bỏ ra một đống tiền đầu tư, nhưng nếu bị lấy cắp thiết bị hoặc phá hoại thì sẽ bị thiệt hại rất lớn, chúng tôi không thể thu hồi lại vốn đầu tư” – một nông dân cho biết.

Theo ông Báu “Đối với cây hồ tiêu, 1ha thu cà tỉ đồng thì trang thiết bị đầu tư ban đầu không là vấn đề gì hết. Vấn đề ở đây là phải thay đổi nhận thức cho nông dân. Muốn nông dân thay đổi thì phải có những mô hình để cho nông dân tham quan trực tiếp, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư” – ông Báu khẳng định.

Còn theo Thạc sĩ Trần Hùng, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), hiện nay nhận thức của bà con về tưới tiết kiệm chưa đầy đủ, chi phí đầu tư ban đầu cao trong khi người dân lại thiếu vốn, thiếu kiến thức… nên còn e ngại khi đầu tư. “Về phía Nhà nước, chúng ta chưa có một chương trình hỗ trợ một cách tổng thể, nhất là chính sách khuyến khích về tài chính thì bà con nông dân mới áp dụng được. 

Chúng ta đã có Quyết định 68 của Thủ tướng, nhưng lãi suất cao khoảng 6-8%, hỗ trợ được lãi suất 2 năm đầu. Nhưng mắc nhất ở đây là ngân hàng đòi hỏi bà con phải có sổ đỏ, phải có dự án… và hạn mức cho vay khoảng 100 triệu đồng. Với số tiền đó không thể xây dựng một chuỗi trồng cà phê được. Đặc biệt, ngân hàng không cho vay tín chấp mà chỉ cho vay thế chấp, đây là một nút thắt cần phải tháo thì bà con sẵn sàng vay để đầu tư hệ thống tưới” – ông Hùng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh chỉ đạo, trước mắt, cần tiết kiệm nước triệt để, tưới để duy trì, giữ lại các vườn cây; tận dụng chất hữu cơ để ủ gốc nhằm giữ ẩm, tránh thoát hơi nước. Về lâu dài, giải pháp đưa ra là cần tăng cường các biện pháp tích trữ nước hiệu quả; hỗ trợ nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng… “Chúng ta đã thấy được hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật này. 

Rất đáng mừng bà con đã tiếp cận. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có những chính sách cụ thể làm sao thúc đẩy quá trình ứng dụng kỹ thuật mới này một cách nhanh hơn và rộng khắp hơn” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đã giao Viện Khoa học Thủy lợi chủ trì cùng các doanh nghiệp nghiên cứu căn bản các mô hình tưới tiết kiệm phù hợp với từng đối tượng cây trồng, vùng trồng để sớm nhân rộng, phổ biến cho bà con nông dân áp dụng. 

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên xây dựng gói kỹ thuật để phát triển các cây công nghiệp một cách bền vững.




nguồn bcec

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà Phê Tây Nguyên Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.